Fanpage Facebook

Dùng Arduino Uno để đo nhiệt độ và độ ẩm

1. Giới thiệu :

Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách đo nhiệt độ và độ ẩm bằng việc sử dụng Arduino Uno, nhằm giúp các bạn có thể hiểu thêm về Arduino.

2. Thiết bị phần cứng :

a. Arduino Uno (hoặc tương đương) :

Dùng để nhận tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ và xuất ra màn hình.

b. Cảm biến nhiệt độ – độ ẩm DHT 11 :

Dùng để đo nhiệt độ và độ ẩm. DHT 11 đã được tích hợp trong một mạch duy nhất, bạn chỉ việc nối dây nguồn (Vcc, GND) và dây tín hiệu (Signal) vào mạch Arduino là xong.

Thông số kỹ thuật : 

  • Điện áp hoạt động: 3-5.5V DC.
  • Ngưỡng độ ẩm: 20 – 90%.
  • Sai số độ ẩm: ± 5%.
  • Ngưỡng nhiệt độ: 0 – 55oC
  • Sai số nhiệt độ: ± 2oC.

Lưu ý : Để Arduino có thể giao tiếp được với DHT 11, trong quá trình lập trình bạn cần phải có thư viện của DHT 11. Bạn có thể download thư viện đó ở đây

3. Kết nối Arduino Uno với cảm biến DHT 11 :

  • Nối chân GND của Arduino với chân GND của DHT 11
  • Nối chân 5V của Arduino với chân Vcc của DHT 11
  • Nối chân D2 của Arduino với chân Signal của DHT 11

4. Lập trình :

Bạn copy và dán doạn code dưới đây vào

  1.  
  2. #include “DHT.h”
  3.  
  4. const int DHTPIN = 2; //Đọc dữ liệu từ DHT11 ở chân 2 trên mạch Arduino
  5. const int DHTTYPE = DHT11; //Khai báo loại cảm biến, có 2 loại là DHT11 và DHT22
  6.  
  7. DHT dht(DHTPIN, DHTTYPE);
  8.  
  9. void setup() {
  10. Serial.begin(9600);
  11. dht.begin(); // Khởi động cảm biến
  12. }
  13.  
  14. void loop() {
  15. float h = dht.readHumidity(); //Đọc độ ẩm
  16. float t = dht.readTemperature(); //Đọc nhiệt độ
  17.  
  18. Serial.print(“Nhiet do: “);
  19. Serial.println(t); //Xuất nhiệt độ
  20. Serial.print(“Do am: “);
  21. Serial.println(h); //Xuất độ ẩm
  22.  
  23. Serial.println(); //Xuống hàng
  24. delay(1000); //Đợi 1 giây
  25. }

Tag:Dùng Arduino Uno